Những vấn đề cần hiểu rõ về viêm vùng chậu

Leave a Comment
Viêm vùng chậu là một loại bệnh nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản ở nữ. Hầu hết các trường hợp là do lây nhiễm khuẩn quan đường tình dục từ âm đạo và từ đó đi vào tử cung và các cơ quan đường sinh dục. Viêm vùng chậu gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cuộc sống và khả năng sinh sản ở nữ giới. Do đó, nhận biết rõ các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh cũng như làm sao khắc phục được khi không may có bệnh xảy ra, để bảo vệ sức khỏe phụ khoa một cách tốt nhất.
Viêm vùng chậu là gì và biểu hiện của bệnh?
Viêm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh sản ở nữ giới. Bệnh lây lan từ âm đạo vào tử cùng và đường sinh dục trên. Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn là do quan hệ tình dục, một số trường hợp khác là do vệ sinh kém sạch sẽ, thụt rửa âm đạo, sử dụng nguồn nước không đảm bảo, một số hình thức tránh thai có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh viêm vùng chậu, sẩy thai, phá thai hoặc sinh thiết nội mạc tử cung…Càng những người có quan hệ tình dục sớm và có nhiều bạn tình, thường xuyên thụt rửa âm đạo… càng làm tăng nguy cơ mắc nhiễm bệnh.
Theo các chuyên gia phụ khoa Thiên Hòa cho biết, viêm vùng chậu nếu không chú ý thì rất khó để phát hiện và phân biệt. Nhiều trường hợp người bệnh cho biệt, họ không có triệu chứng khi mắc bệnh nên điều trị bệnh thường khá muộn màng. Đôi lúc viêm vùng chậu chỉ được phát hiện sau khi gặp phải các vấn đề về mang thai hoặc bị đau vùng chậu kinh niên. Do đó, viêm vùng chậu nếu không phát hiện và điều trị kịp thời rất dễ gây ra vô sinh ở nữ giới hoặc thai ngoài tử cùng. Đồng thời, còn gây ra các biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chị em.
Ở hầu hết các trường hợp nếu mắc nhiễm bệnh, chị em thường có các dấu hiệu sau: Đau bụng dưới và xương chậu; Ra nhiều khí hư và có mùi khó chịu; Kinh nguyệt rối loạn hoặc chảy máu không đều; Có cảm giác rất đau khi quan hệ; Thấp lưng bị đau nhức; Sốt, mệt mỏi, tiêu chảy hoặc nôn mửa; Đau hoặc đi tiểu khó khăn… Mọi người cần phải biết rằng, việc thiếu các dấu hiệu bệnh sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm chlamydia qua tối tác tình dục và sẽ gây hại rất lớn đến cơ quan sinh dục.


Các biến chứng có thể xảy ra và phương pháp điều trị
Theo các chuyên gia bệnh phụ khoa cho biết, viêm vùng chậu nếu không được điều trị sớm có thể gây ra sẹo và tích tụ dịch áp – xe. Từ đó, gây thai ngoài tử cung, vô sinh – hiếm muộn, làm đau vùng chậu mãn tính, làm lây lan tới các cơ quan phụ cận khác…
Vì thế, khi có biểu hiện hoặc bất thường mọi người nên đi thăm khám và làm xét nghiệm ngay. Các bác sĩ sẽ áp dụng một số biện pháp phân tích âm đạo và cổ tử cung, hoặc xét nghiệm nước tiểu bằng các phương pháp: Siêu âm vùng chậu, sinh thiết nội mạc tử cung, Phẫu thuật nội soi…Khi có kết quả các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ trị liệu sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Thông thường các bác sĩ sẽ điều trị theo hướng sau:
- Điều trị bằng thuốc: Kháng sinh điều trị tiêu chuẩn cho các bệnh viêm vùng chậu. Bác sĩ có thể quy định một sự kết hợp của kháng sinh trước khi nhận kết quả xét nghiệm. Các kháng sinh có thể được điều chỉnh khi kết quả được biết. Bác sĩ cũng có thể kê toa một loại thuốc để giảm đau và khuyên nên nghỉ ngơi trên giường.
Để ngăn ngừa tái nhiễm với STD, tư vấn cho đối tác tình dục sẽ được khám và điều trị. Tránh quan hệ tình dục cho đến khi điều trị hoàn tất và thử nghiệm cho thấy nhiễm trùng đã bị xóa trong tất cả các đối tác.
- Điều trị ngoại khoa: Với các trường hợp nặng hơn hoặc khi cần thiết các bác sĩ sẽ cần phải điều trị ngoại khoa như các trường hợp áp xe vỡ hoặc có nguy cơ vỡ…
- Điều trị kết hợp: Nhiều trường hợp bác sĩ cũng có thể điều trị kết hợp với các phương pháp như đông tây y và vật lý trị liệu.
- Với các trường hợp mang thai hoặc đang có HIV dương tính thì sẽ không mang hiệu quả với thuốc uống. Vì thế, cần phải nhập viện và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. 
Chị em cần phải lưu ý để giảm nguy cơ mắc bệnh mọi người cần phải thực hiện những điều sau:
- Thực hành tình dục an toàn. Sử dụng bao cao su mỗi lần quan hệ tình dục, giới hạn số lượng các đối tác và hỏi về lịch sử tình dục của đối tác tiềm năng.
- Khám phụ khoa định kỳ: Nếu có nguy cơ STD, như chlamydia, làm một cuộc hẹn với bác sĩ để kiểm tra. Thiết lập một lịch trình kiểm tra thường xuyên với bác sĩ, nếu cần thiết. Điều tra và xử lý STD cung cấp cho những cơ hội tốt nhất để tránh bệnh viêm vùng chậu.
- Yêu cầu bạn tình được kiểm tra cùng để tránh lây nhiễm bệnh của nhau hoặc bị tái phát bệnh lại.
- Không nên thụt rửa. Thụt rửa làm rối loạn cân bằng mong manh của vi khuẩn trong âm đạo.
- Chú ý đến thói quen vệ sinh. Lau từ trước ra sau sau khi đi tiểu hoặc có đi cầu để tránh đưa vi khuẩn từ ruột già vào âm đạo.

Trên đây là những thông tin rất hữu ích về viêm vùng chậu – một trong những nhóm bệnh mắc khá cao hiện nay. Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường hay băn khoăn gì? Hãy liên hệ tới Phòng khám phụ khoa Thiên Hòa. Các chuyên gia sẽ tư vấn và hướng dẫn điều trị sao cho hiệu quả nhất.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.